CAO SANG TRÀ CỤ NGỌC VIỆT

Close
Đăng Ký

CAO SANG TRÀ CỤ NGỌC VIỆT

Cao sang, tinh xảo, quý giá …là thông điệp người xưa gửi lại cho hậu thế hôm nay qua những trà cụ bằng ngọc với mong mỏi một sự kế thừa xứng đáng! Sự giàu sang của các vương triều Việt xưa đang là động lực thôi thúc con cháu vươn lên tìm lại ánh hào quang trong thời đại mới: Việt Nam thịnh vượng!

TRÀ CỤ NGỌC THỜI NAM VIỆT 

Text Box:  Chén trà-rượu ngọc D44 hình sừng tê giác

     Sau 2200 ngủ yên trong lòng đất, năm 1980, ở phía bắc gò Tượng Cương, thành phố Quảng Châu đã phát lộ: Khu lăng Triệu Văn Đế. Phát lộ này thực sự là một cột mốc quan trọng, soi sáng nhiều uẩn khúc về đời sống Việt… Lần đâu tiên nền văn minh cung đình Việt cổ sang trọng, quy mô hoành tráng được minh chứng bằng di vật khảo cổ sống động đầy thuyết phục. Hơn 3000 hiện vật phát lộ ở thành Phiên Ngung đã sáng tỏ nhiều mảng tối trong cổ sử Việt, từng bị bóp méo, làm cho sai lạc bởi lớp bụi thời gian che lấp suốt hơn hai thiên niên kỷ. Trong những di vật vô giá đó, ta thấy lung linh những trà cụ bằng cổ ngọc vô cùng quý giá, cao sang gây sửng sốt cho hậu thế.

     Khu lăng  mộ chính có diện tích khoảng 100 mét vuông, bao gồm 7 gian phòng, trần cao 2 mét, chungquanh tường đều ốp bằng đá xanh, dưới sàn lát gỗ. Chiếc ấn vàng, núm hình rồng cuộn, sáng lấp lánh đặt ở khoảng giữa ngực và bụng của mộ chủ, trên mặt khắc bốn chữ theo lối tiểu triện: Văn Đế Hành Tỷ. Việc tìm ra chiếc ấn vàng này thông cáo một sự thật hiển nhiên: Triệu Đà, rồi Triệu Muội vẫn luôn xưng Đế, không hề chấp thuận tước Vương do nhà Hán ban như sử sách Trung Hoa từng gán ghép, ghi chép. Kim Tỷ hình vuông (3.1cm x 3.1cm), núm hình rồng cuộn bằng vàng ròng lớn hơn các ấn vàng khác cùng thời (theo thiết chế Hán qui định kích thước ấn chỉ một tấc 2.2 cm) chứng tỏ nước Nam Việt định các tiêu chuẩn độc lập không tuân theo qui tắc Hán triều. Lăng mộ Triệu Văn Đế còn cho hậu thế thấy, nghi thức chôn cất, các đồ tùy táng đậm chất văn hóa văn minh Việt, kế thừa văn hóa Đông Sơn rất rõ nét, không hề theo nghi thức an táng ở Trung nguyên của người Hán.

Qui mô khu mộ phát lộ xem như một triều đình thu nhỏ, phản ánh tổ chức triều nghi, sinh hoạt cung đình và tập tục xã hội nước Nam Việt, hoàn toàn khác biệt với Hán đúng như những gì đã được ghi trong Cổ lôi Ngọc phả truyền thư do Quảng uy hầu La sơn phu tử Nguyễn Thiếp vâng lệnh vua Quang Trung phụng sao: “…Khi làm vua Nam Việt, sinh hoạt lễ nghi triều đình kiểu Việt”. Nhìn tổng thể, quốc gia Nam Việt đương thời bảo lưu tập tục bản địa của nhà nước Văn Lang vùng Lĩnh Nam.

Trong lăng mộ có nhiều đồ dùng sinh họat: gấm vóc, ngọc ngà, đồ đồng, đồ sứ mang đậm nét văn hóa Việt thời quốc gia Văn Lang. Riêng ngọc khí, xuất lộ một khối lượng lớn chế tác tinh xảo khoảng hơn 200 món đủ loại: áo ngọc, 9 ân ngọc và khá nhiều các món trà cụ ngọc độc đáo bất ngờ.Ngọc Giác Bôi: đây là những chén chế tác bằng ngọc được tìm thấy ngay trong phòng để quan tài dùng để uống trà; trà thuốc của Triệu Văn Đế. Các vị hoàng đế rất ưa dùng đồ ngọc khí quý bởi chúng có đặc tính kỵ khí độc, cũng như biến màu khi gặp độc dược. Trong khu mộ chủ có tới 3 loại chén ngọc, với hai loại có nắp, một không có nắp cho thấy chủ nhân của chúng rất thích uống trà. Theo các nhà khảo cổ, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng: các vị hòang đế xưa rất ưa chuộng trà thuốc làm từ các thảo mộc và bột đá quý đa sắc (có nhiều chất vi lượng) vì họ tin rằng loại trà thuốc này mang lại sự trường sinh bất tử. Tần Thủy Hoàng đế, từng tốn nhiều công sức, tiền của cử người đi tìm loại trà thuốc như vậy. Hoàng đế Triệu Muội không là ngoại lệ, việc tìm thấy 4 loại dụng cụ để uống trà, trong khi chỉ thấy một chén rượu (ký hiệu D44 tạc từ ngọc nguyên khối hình chiếc sừng tê giác, trang trí hai con rồng chầu, giương nanh trừng mắt rất sinh động, cho thấy vị hoàng đế này ưa chuộng uống trà hơn uống rượu nhiều lần [5].
 

Chén trà Ngọc D102 chế tác bằng bằng loại ngọc trong mờ, có gân nổi từ xanh nhạt sang màu hổ phách, tạc từ đá khối. Mặt trong được mài và đánh bóng nhẵn. cho thấy phải ứng dụng nhiều kỹ thuật khác nhau: khoét nông, móc sâu...mới có thể chế tác thành công. Chén cao 17 cm, miệng hình ống chuốt thon dần, đường kính miệng 6.7 cm, chỗ nhỏ nhất cũng 5.8 cm, dung tích chứa (0,5 lít) rất lạ mắt. Chân giá đỡ chén ngọc phối tác hết sức tinh tế, cầu kỳ từ cả ba loại quý kim: vàng, bạc, đồng và ngọc. Tạo dáng mỹ thuật hình ba chon rồng chầu ôm đỡ chén ngọc hết sức độc đáo, lại chỉ dành riêng cho bậc đế vương. Đây là món đồ mà các chuyên gia đánh giá là “độc nhất vô nhị” trong các món ngọc khí phát lộ từ trước tới nay [5].

Ca vại ngọc F18 có hình dáng hết sức thực dụng, phù hợp với đồ uống là trà thuốc vừa có tác dụng giải khát vì có dung tích chứa khá lớn(0,8lít): cao 14cm, hình ống trụ đường kính 8,6cm. Thân chén vại được chế bằng 9 miếng  đá sapphire quý phái ghép trong khuôn đồng mạ vàng hết sức tinh vi và khít đến mức đựng trà, trà thuốc không dò, chảy. Chén vại được đậy bằng nắp gỗ phủ sơn mài có giá ôm nạm ngọc. Tay quai cầm cũng chế tác bằng ngọc cùng loại. Đường nét mỹ thuật rất tinh tế, hài hòa giữa thân, tay cầm, nắp đậy, tất cả nhất quán trong một tổng thể tạo hình đạt đến độ tuyệt tác. Nắp đậy cho thấy loại trà cần uống nóng, giữ nhiệt lâu cho sở hữu chủ.

Cốc Ngọc D47 là một tuyệt tác nghệ thuật khác đòi hỏi nhiều kỹ thuật chế tác công phu. Thân trên cốc được ốp trang trí bởi 8 miếng ngọc hình chữ nhật mài rũa tỷ mỷ và thân dưới dát bằng 5 miếng ngọc hình trái tim. Nắp đậy làm bằng đồng, mạ vàng, ở trung tâm nạm mặt ngọc tròn, phía trên có núm cầm cũng bằng ngọc quý mầu vàng nâu rất ăn ý với phần kim loại của nắp. Khi được khai quật lên, cốc ngọc được bọc cẩn trọng bằng lụa, cất giữ trong hộp hình trái tim.

Text Box:  Ca trà bằng ngà voi C151Ca trà Ngà voi C151-3  là hiện vật chế tác từ ngà khá hiếm hoi trong khu lăng mộ. Ca trà ngà tạo tác từ khúc thân ngà voi có đường kính khoảng 4,5cm. Chiều cao ca 5,8cm tạo dung tích chứa chỉ khoảng 95ml thật sự thích hợp với các loại trà thuốc quý hiếm, hoặc uống trà đặc. Thành ngà dày 3mm, lòng trong mài, đánh nhẵn bóng, khắc trạm đàn uyên ương đang bay cực kỳ sống động. Thân bên ngoài ca ngà, khắc vẽ trang trí hình 4 con linh thú (mô tuýp huyền thoại) bằng mực sơn mầu nâu sẫm tạo nên hiệu ứng 3D một cách tài tình. Đường viền hoa văn trang trí có dáng dấp kế thừa hình mẫu mỹ thuật thời Đông Sơn. Ca có nắp đậy bằng ngà, phía trên có 3 tai giúp thao tác đóng mở dễ dàng. Toàn bộ các vật liệu ngà liên kết với nhau vô cùng khít khao nhờ các vòng kiềng trên thân. Ca còn có tay cầm. Tất cả đều bằng đồng mạ vàng hết sức tinh tế và quý phái.



TRÀ CỤ NGỌC THỜI PHONG KIẾN VIỆT NAM

Text Box:  Ấm trà ngọc thấu quangTrong thời Trung đại, các vương triều Đại Việt đã có rất nhiều món ngọc khí quý giá và chắc chắn trong đó có nhiều món trà cụ ngọc. Trà cụ vốn là những vật dụng hết sức thân thiết trong đời sống vương giả ở giai cấp thượng lưu Việt. Gánh trà cung đình của vua Trần Anh Tông trong bưc tranh cuộn quý giá hơn 700 năm tuổi: “Trúc Lâm Đại Sĩ xuât sơn đồ” đã minh chứng hùng hồn vị trí trà cụ trong cung đình Việt. Tuy nhiên thật đáng tiếc, đến nay chúng vẫn chưa phát lộ và nhiều món còn lưu lạc ở khắp nơi trên thế giới. Theo ghi chép của linh mục Siefert, người đã có mặt tại Huế lúc kinh thành thất thủ, khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia lập trước ngày 5-7-1885 với những gì đã mất, thì quân Pháp đã cướp 228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ… Tại các tôn miếu thờ các vua: Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị thì hầu hết các thứ có thể mang đi như mũ miện, đai áo, thảm đệm, triều phục, long sàng và bàn  xoay có chạm trổ, các giá treo vũ khí, hộp đựng trầu để thờ, ống nhổ, chậu quán tẩy bằng vàng; hỏa lò, mùng và màn thêu hoa, đỉnh trầm, ấm trà và khay chén, tăm xỉa răng... đều bị cướp (J. Chesneaux, Contribution à l’histoire de la nation vietnamienne, Paris, Éditions Sociales, 1955). Phần lớn những bảo vật cướp bóc trong đợt này đã được người Pháp chuyển về Paris. Trong số báu vật có nhiều trà cụ bằng ngọc, vàng, bạc mà đến nay chúng ta chưa có cơ hội tìm hiểu hết. Chính vì lẽ đó, thật đáng tiếc, cho tới nay hầu như chúng ta chưa gặp lại được những món trà cụ ngọc trước thời Lê-Trịnh.

Text Box:   Bộ tra Thiệu Trị Niên TạoTrà cụ ngọc thời Lê-Trịnh-Nguyễn là một bộ phận quan trong trong di sản ngọc khí Việt Nam. Tại Việt Nam trà cụ ngọc, ngọc-vàng khá hiếm hoi. Các món trà cụ ngọc quý hiếm cao sang này, có khoảng 2/3 có lý lịch rõ ràng được chế tác thời Nguyễn (TK19), số còn lại không rõ xuất xứ, rất có thể là đồ Hậu Lê, Lê-Trịnh còn sót lại như trường hợp chiếc ấn ngọc Vạn thọ vô cương tình cờ một người nông dân đào được dâng lên vua Minh Mạng. Nhà vua mừng rỡ xuống chỉ cho dùng Ngọc tỷ này đóng lên các ân chiếu, cáo văn khánh tiết trong lễ Vạn thọ.       Hiện trong danh mục lưu trữ quốc gia chỉ còn bảo lưu được 12 ấm ngọc các loại, trong đó còn được 4 bộ khá hoàn chỉnh đủ cả ấm, chén tống, chén quân, đĩa dầm, đĩa bàn. Kiểu cách thưởng ngoạn trà của người xưa: song ẩm gồm 1 tống hai quân, quần ẩm 1 tống 3 quân, 1 tống 4 quân đã hiện rõ trong những món trà cụ ngọc. Ngoài ra các bát trà ngọc hai tai kiểu thời cổ đại, tách trà ngọc có nắp kiểu cận đại cò khá phong phú… thể hiện rõ dấu ẩn  và tính kế thừa truyền thống dai dẳng mạnh mẽ của bản sắc Việt. Hiện chúng đang được lưu giữ ở hai bảo tàng lớn: Bảo tàng LSVN  và bảo tàng MTCĐ Huế.

 

Text Box:  Ấm trà ngọc khắc thơ
  Trong những ấm trà ngọc, đặc sắc nhất phải điểm danh chiếc ấm ngọc trắng xanh chế tác hết sức tinh xảo, mỏng đến độ thấu quang có
thể nhìn thấy nước trà pha bên trong, xứng đáng vị trí kiệt tác khôn tiền khoáng hậu. Ấm được tạo dáng búp sen, chỏm nắp tạo tác hình chuông, trên mặt chạm lá, núm cầm kiểu rễ cây rất lạ mắt. Thân ấm chạm khắc hoa sen, lá sen cong hết sức sống động. Vòi ấm tạo dáng đầu dơi dang cánh ôm sát vào thân ấm điêu luyện, tài tình. Quai ấm khắc trang trí đốt trúc truyền thống. So với các loại ấm ngọc Nguyễn còn lại, chiếc ấm này cho thấy một đẳng cấp khác. Kiệt tác này tuy 

Text Box:  Bộ trà ngọc song ẩm

không rõ xuất xứ nhưng từ nghệ thuật chế tác hết sức tinh tế, có kỹ thuật chạm khắc sống động mang hơi thở của đời sống thời thịnh trà nên rất có thể đó là sản phẩm thời Lê-Trịnh thế kỷ 18, đỉnh điểm của nghệ thuật thưởng trà cung đình Việt.

Text Box:  Ấm trà ngọc dángDưa, quai rồngVua Thiệu Trị để lại 3 bộ đồ trà ngọc khá hoàn chỉnh, tất cả đều được chế tác bằng ngọc trắng xanh. Đặc điểm nhận diện trà cụ thời Thiệu Trị đánh dấu bằng trang trí viên long (rồng ổ) và ghi rõ 4 chữ Hán “Thiệu Trị niên tạo” (1841-1847). Bộ trà bạch ngọc gồm: 1 ấm, 1 đĩa bàn, với 1 chén tống và 3 chén quân. Miệng ấm, chén, đĩa đều bịt vàng ròng. Nắp ấm dáng chuông, núm tạc kiểu nụ sen khắc đều cân đối  4 chữ: Thiệu-Trị-Niên-Tạo”. Thân ấm chạm trang trí  4 hình rồng ổ tròn cân đối qua trục vòi và quai ấm. Đĩa bàn kiểu thành bầu lòng có đường kính 15,6cm, lòng trong chạm 1 ổ rồng lớn ở tâm đĩa và 4 ổ rồng nhỏ xen lẫn 4 chữ “Thiệu Trị niên tạo” chầu quanh theo lối đăng đối. Bộ thứ hai bằng ngọc trắng xanh gồm: 1 ấm, 1đĩa dầm, 1 đĩa bàn với 4 chén quân, thành đĩa kiểu vách dựng đứng.

Rất nhiều đồ trà cụ ngọc không rõ xuất xứ song đều rất độc đáo. Ấm ngọc xanh trắng dáng bầu tròn, chạm khắc trang trí sen trên toàn bộ từ nắp đến xung quanh thân ấm. vòi, miệng ấm đều bịt vàng ròng. Ấm bạch ngọc dáng bầu chữ nhật, hai bên thân chạm trang trí bằng thơ chữ Hán. Trên núm nắp dát một bông mai vàng, có dây chuỗi mịn giữ nắp ấm với quai ấm bằng vàng 24K. Một chiếc ấm bạch ngọc khác có thiết kế tạo dáng rất độc đáo, trang trí rồng vờn mây, thân rồng quấn vắt quanh tang ấm, rồi uyển chuyển biến thành quai ấm và đầu rồng ca ngậm vào miệng ấm hết sức sinh động. Đây chắc chắn là đồ ngự dụng bởi rồng trang trí là loại rồng năm móng và theo điển chế thời phong kiến, rồng năm móng chỉ giành riêng cho thiên tử. Nắp ấm dáng chuông chạm vân mây, núm tròn khắc chữ hỷ hết sức tinh xảo. Một bát trà hai tai độc đáo tạo tác từ loại bạch ngọc lên huyết cực kỳ quý hiếm. Hai tai cầm được  tạo tác hình đôi rồng không vẩy, chân trước và đầu chầu vào miệng bát có trang trí hoa văn kỷ hà rất tự nhiên sống động. Cùng nhóm trà cụ ngọc này có một chén tống dùng để chuyên trà cực kỳ độc đáo chưa từng thấy với quai chén tạo hình rồng kỷ hà lạ lẫm. Nhìn từ góc độ nghệ thuật tạo hình, chén trà hai tai và chén tống độc đáo này gợi lại mô týp ngọc khí Việt thời cổ đại và cũng rất có thể đó là cổ vật lưu truyền từ các vương triều trước. Còn có 3 chén trà hai tai khác bằng ngọc xanh trắng rất lạ mắt. Một ấm trà bạch ngọc ngự dụng được tạo tác theo dáng quả dưa khá thịnh hành thời Lý-Trần. Quai ấm cầm hình rồng, vòi đầu phượng, thân ấm chạm tích Mai-Điểu truyền thống biểu trưng cho kẻ sĩ quân tử vốn rất được trân trọng trong giới nho gia. Báu vật này thể hiện rõ nghệ thuật chế tác ấm ngọc điêu luyện, công phu với kỹ thuật rất cao. Kho trà cụ ngọc còn có cả lọ hoa và hộp trà những vật dụng không thể thiếu trong nghệ thuật thưởng trà cung đình cao sang. Một lọ cắm hoa tạo tác từ ngọc bích xanh thẫm tạc hình cá chép quẫy sóng hai vây trước ôm lọ lục bình và trang điểm hoa dây cuốn quanh tuyệt đẹp. Hũ đựng trà bằng ngọc xanh trắng tạo dáng lọ lục bình tứ diện vuốt thuôn xuống đáy được đậy khít với nắp kiểu ấn triện. Hai bên thân hộp trà khắc nổi đối xứng hai chú chim khổng tước ngậm hai cành đào tiên trĩu quả vắt hai mặt bên tạo nên bố cục liên hoàn hết sức hài hòa. Hũ trà bằng hồng ngọc trong, sáng, tạc khóm hoa hải đường (họ trà) sinh động thật sự là một tuyệt tác có một không hai. Ở phần đế hũ trà, ẩn trong hoa là những chú chim ngóc đầu tìm sâu. Nắp hũ trà tạo dáng chuông độc đáo và núm là một chú uyên ương đang bơi trên sóng mỏ ngậm nụ hải đường rất độc đáo. Dễ dàng nhận thấy ở nhóm trà cụ ngọc không rõ xuất xứ này, chúng đều đặc trưng bởi ý tưởng thiết kế hết sức đặc sắc và trình độ tạo tác vô cùng điêu luyện, tinh xảo lưu mãi cho hậu thế những kiệt tác ngọc Việt.

Text Box:  Bộ đồ trà-Bạch Ngọc & Vàng ròngBTMTCĐ Huế còn hai bộ đồ trà bằng Bạch Ngọc và Hồng Ngọc.  Chúng là quà mừng vua Khải Định nhân dịp Tứ tuần đại khánh. BTLS Việt Nam hiện đang lưu giữ bộ ấm chén trà nằng  ngọc có khảm, bịt vàng ròng. Tổng trọng lượng của cả bộ là 5,6 kg bạch ngọc-vàng, được chế tác vào cuối thế kỷ 19. Bộ sưu tập bảo vật này nhiều năm qua được lưu giữ cẩn mật tại NHQG Việt Nam và kho của bảo tàng (2007), phục vụ công tác nghiên cứu. Nhân sự kiện lịch sử trọng đại - Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một trưng bày đặc biệt chuyên đề: "Bảo vật Hoàng cung" giới thiệu một phần rất nhỏ trong kho tàng bảo vật vô giá nói trên với công chúng trong nước và quốc tế. Đây không phải là lần đầu tiên các bảo vật triều Nguyễn được trưng bày tại Hà Nội. Cách đây gần 50 năm, nhân dịp Quốc khánh 2-9 (năm 1961), một số ít trong số các bảo vật này đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trong không gian của triển lãm, 13 bảo vật có chất liệu chính bằng vàng khối và ngọc quý, phản ánh tài nghệ khéo léo bậc thầy của các nghệ nhân cung đình xưa. Bộ đồ trà chế tác bằng bạch ngọc gồm 1 bình pha trà và 4 tách uống trà theo phong cách giao thoa  văn hóa Á-Âu khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ấm trà được chế tác theo kiểu chạm lộng từ ngọc nguyên khối. Tạo dáng mỹ thuật hình bầu dục, vòi bịt vàng ròng, quai ngọc có mô típ trang trí truyền thống, tạo thế đăng đối. Nắp bình dạng bán cầu chạm cánh sen cách điệu, núm kiêu nụ sen, viền nắp và 

miệng ấm trà đều bịt nẹp vàng theo lối truyền thống. Hai mặt thân chính diện đều chạm nổi hình hoa, vai trang trí hoa dây bao quanh. Ấm cao khoảng 20cm, nặng 2,6 kg. Tách trà cao cỡ 7cm, đừơng kính miệng khỏang 5cm, tạo dáng kiểu châu Âu gồm hai phần: chén bạch ngọc hình trụ đứng, bóp thon dần xuống đáy. Chén ngọc được đặt trong khuôn đế, tai cầm bằng vàng ròng ôm khít trang trí hoa dây kiểu Luis-Pháp, tạo thành chiếc tách. Đế vàng chạm lộng  mộ típ rồng mây, hoa lửa đặc trưng cho đồ ngự dụng trong cung đình Việt. Đĩa lót sâu lòng kiểu thức đĩa dầm truyền thống, quý phái. Mỗi cặp đĩa, tách có trọng lượng 776gr. 

Thay lời kết

Từ hơn 5000 năm trước người Việt cổ đã sử dụng và chế tác ngọc để lại cho hậu thế kho tàng ngọc khí vô cùng quý giá. Trà cụ Ngọc đến ngọc là một phần kho báu vật ấy lung linh muôn mầu sắc và thể hiện đậm đà bản sắc truyền thống. Có thể thấy rằng: Kho báu ngọc khí Việt Nam nói chung và trà cụ ngọc nói riêng góp một tiếng nói quan trọng cho nền văn hiến Việt Nam. Nó không chỉ minh chứng mà còn nâng tầm văn hóa Việt lên mức cao sang và cho thấy những thời kỳ thịnh vượng của dân tộc. Trà cụ ngọc cũng đã góp phần quan trọng khẳng định và nâng tầm sang trọng của văn hóa trà Việt, xứng đáng với vị trí là cội nguồn khởi phát của trà thế giới.

                                                                                                                                     Hà Long

                                                                                                                            Tp. HCM 11-2013